Tại buổi làm việc chiều 29/8 với lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, ông Topo Gilka – Tổng Giám đốc Công ty Technoprom Export đã giới thiệu về năng lực, kinh nghiệm đầu tư của công ty Technoprom Export đối với các dự án năng lượng tại một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ninh Thuận là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo; trong đó, có cả nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí. Ảnh minh họa

Ninh Thuận có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có cả nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, Công ty Technoprom Export đã xây dựng các dự án về nhiệt điện. Cụ thể là công ty đã đầu tư 5 dự án với tổng công suất 685 MW. Về thủy điện, công ty cũng đã tham gia đầu tư 6 dự án với tổng công suất 3.146 MW.

Ông Topo Gilka cho biết, khi nhà máy nhiệt điện được đầu tư tại Ninh Thuận, công ty sẵn sàng cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy, nhất là loại nguyên liệu khí thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Là công ty thuộc Tập đoàn ROSTEC của nhà nước Liên bang Nga, ông Topo Gilka cũng mong muốn được sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành Trung ương để công ty tiến hành các bước chuẩn bị đầu tư cụ thể và hiệu quả tại địa phương khi triển khai dự án.

Bên cạnh đó, ông Topo Gilka mong muốn lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cung cấp thêm thông tin về tiềm năng, cơ sở hạ tầng cũng như những yêu cầu tỉnh đối với nhà đầu tư khi triển khai dự án sau này, phù hợp với vấn đề quy hoạch phát triển điện lực của địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cho biết, Ninh Thuận là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo; trong đó, có cả nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí.

Ninh Thuận đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Vấn đề này hiện nay đang được tỉnh triển khai một cách khẩn trương và có hiệu quả thông qua đầu tư xây dựng các nhà máy điện gió, điện mặt trời với công suất hiện đã đạt khoảng 2.000 MW.

Ngoài ra, tỉnh cũng đang tập trung thu hút đầu tư dự án điện khí Cà Ná ở khu vực phía Nam của tỉnh với tổng công suất khoảng 6.000 MW, hiện đã có lộ trình đầu tư rất cụ thể. Tỉnh cũng đang xây dựng nhà máy thủy điện tích năng với công suất 1.200 MW ở huyện Bác Ái. Dự án này đang được Chính phủ giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư và đang được đầu tư xây dựng.

Ninh Thuận cũng đang tập trung xây dựng cảng biển nước sâu Cà Ná và giao cho nhà đầu tư là Tập đoàn Hoa Sen thực hiện 3/25 bến cảng phục vụ cho tàu khoảng 300.000 tấn cập cảng. Hiện Tập đoàn này cũng đang chuẩn bị khởi công thực hiện trước 1 bến với khả năng phục vụ tàu khoảng 70.000 tấn. Đây là cơ sở để tỉnh Ninh Thuận triển khai các thành phần phụ trợ liên quan.

Đồng thời, tỉnh cũng đang chờ Chính phủ cho ý kiến thực hiện dự án khu công nghiệp bên cạnh cảng giai đoạn 1 với tổng diện tích khoảng 800 hA

THAM KHẢO THÊM: ĐẤT NỀN CÀ NÁ